Tiến sĩ BV Nhi top 3 nước Mỹ “vạch trần” sai lầm trong phát triển chiều cao của trẻ giai
Chiều cao lúc trưởng thành là kết quả của cả quá trình phát triển, lớn lên của trẻ. Ở mọi giai đoạn trẻ đều cần được chăm sóc tốt nhất để tăng chiều cao tối ưu. Dưới đây là những lời khuyên của TS. Phạm Đức Hùng hiện nay đang công tác tại Bệnh viện Nhi Cincinnati – bệnh viện nhi lớn thứ 3 nước Mỹ, người đầu tiên đậu kỳ thi chuyển đổi bằng Dược sĩ Việt Nam sang bằng PharmD của Mỹ theo định dạng mới.
Sai lầm thường gặp trong tăng chiều cao cho trẻ trước 10 tuổi
Đa phần các bố mẹ Việt đều cho rằng “trẻ thấp hay cao là do gen” và vì nghĩ rằng gen di truyền quyết định hoàn toàn chiều cao của trẻ nên “phó mặc” cho gen mà thiếu đi sự chăm sóc đúng cách, khoa học.
Tuy nhiên, theo TS Phạm Đức Hùng: “Gen qui định khoảng chiều cao của 1 đứa trẻ (ví dụ: 1.4m – 1.8m), các gen này sẽ được bật tắt rất điều hoà trong các giai đoạn phát triển của trẻ từ trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành. Và chính dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ là chìa khoá giúp các “công tắc” trên bật lên đúng lúc nhất để thúc đẩy tối đa tiềm năng trước khi trẻ không thể tăng chiều cao được nữa”.
Điều này đồng nghĩa với việc gen di truyền không quyết định hoàn toàn chiều cao của trẻ. Nếu trẻ có gen thấp nhưng được chăm sóc đúng cách có thể “cao hết tiềm năng” mà gen di truyền mang lại. Ngược lại, nếu trẻ có gen cao nhưng không được chăm sóc đúng thì rất khó để cao như mong đợi.
Trước 10 tuổi, trẻ có giai đoạn vàng tăng chiều cao đầu đời (0-3 tuổi và giai đoạn bào thai). Tuy từ 3-10 tuổi mức tăng trưởng trung bình hàng năm thấp hơn nhưng chúng đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho chiều cao tổng thể sau này. Đây được xem là giai đoạn “lấy đà” cần thiết để trẻ bứt phá chiều cao trong giai đoạn dậy thì.
Cách phát triển chiều cao đúng cho trẻ trước 10 tuổi
TS. Phạm Đức Hùng cho rằng, để thúc đẩy tối đa tiềm năng chiều cao cần điều hòa rất nhiều yếu tố, trong đó dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ là các yếu tố then chốt.
Ngay từ giai đoạn bào thai, để thai nhi phát triển tốt cả về trí tuệ và chiều dài cơ thể, dinh dưỡng của người mẹ nhận được vô cùng quan trọng.
Với trẻ từ 0-5 tuổi và 6-9 tuổi, tuỳ vào sự phát triển qua từng giai đoạn, tổng năng lượng trẻ cần hằng ngày tăng lên. Điều quan trọng vẫn là đa dạng hoá thức ăn cho trẻ, đủ và cân đối các nhóm chất từ thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ, quả, hạt … Trong đó, tinh bột chiếm khoảng 30%, chất đạm – 20%, chất béo – 20%, vitamin và khoáng chất – 30%. Các thực phẩm giàu canxi cũng cần được ưu tiên trong chế độ ăn của trẻ.
“Thực ra chúng ta rất ít khi ăn thiếu canxi, vốn có nhiều trong các thực phẩm thông dụng như cá, tôm, cua, trứng, đậu phụ, các loại hạt (vừng, chia, hạt điều…), sữa, sữa chua, phô mai, rau lá xanh (cải xoăn, cải rổ…) nhưng Vitamin D lại thường bị thiếu” – TS Hùng đánh giá.
Canxi có nhiều trong các thực phẩm thông dụng
Trong tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ kể từ khi trong bào thai, vitamin D là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển xương, chức năng miễn dịch. “Để canxi hấp thu qua ruột vào máu không thể thiếu vitamin D vì vitamin D hoạt động bằng cách mở thêm các cách cổng để luân chuyển canxi vào trong các cơ quan. Cũng khá nhiều nghiên cứu mới cho thấy vai trò của vitamin K2 trong việc phối hợp cùng vitamin D3 định hướng canxi vào xương tốt hơn, ngăn ngừa tình trạng canxi lắng đọng tại mạch máu và mô mềm”.
Công trình nghiên cứu tổng hợp 24 nghiên cứu lâm sàng từ hơn 5400 mẹ bầu cho thấy: Mẹ bầu được bổ sung vitamin D trong lúc mang thai giảm hẳn nguy cơ sinh non, trẻ gầy gò, chậm phát triển và đặc biệt bổ sung vitamin D (liều khoảng 1000 IU/ngày) giúp tăng cân nặng và chiều cao cho trẻ đến giai đoạn sau sinh.
Nghiên cứu của Rana Mokhtar và cộng sự trên nhóm trẻ 6-36 tháng tại Ecuador còn chỉ ra: mức độ vitamin D thấp ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. 79,2% trẻ em có nồng độ vitamin D trong huyết thanh thấp bị còi cọc. Ngược lại với đối tượng trẻ bị còi xương, việc bổ sung vitamin D giúp cải thiện đáng kể chiều cao và tốc độ tăng trưởng của trẻ.
Hàm lượng vitamin D cần thiết hằng ngày với trẻ dưới 1 tuổi là 400 IU, trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn là 600 – 800 IU. Do đó, đáp ứng đủ nhu cầu vitamin D3, K2 cần thiết hằng ngày rất quan trọng đối với sự phát triển xương và chiều cao của trẻ.
Nên bổ sung Vitamin D3, K2 nào cho trẻ?
Hiện có rất nhiều sản phẩm bổ sung vitamin D3, K2 trên thị trường. TS. Phạm Đức Hùng khuyên bố mẹ nên chọn sản phẩm uy tín, đủ liều dùng cần thiết, hấp thụ tốt, an toàn cho trẻ.
Dimao Vitamin D3 và Keovon Vitamin K2-MK7 là sản phẩm dạng xịt tiện dụng, tiết kiệm thời gian, cung cấp vitamin D3, K2 chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết theo từng giai đoạn lứa tuổi. Sản phẩm dạng xịt còn giúp tăng khả năng hấp thu tối đa nhờ cơ chế thẩm thấu trực tiếp qua mao mạch miệng. Bộ sản phẩm này nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên gia và phản hồi tích cực từ các bố mẹ đã sử dụng.
Ngoài dinh dưỡng đúng, TS. Phạm Đức Hùng cũng nhắn nhủ các bố mẹ tích cực cho trẻ vận động phù hợp với từng giai đoạn lứa tuổi, ngủ sớm và đủ giấc để kích thích cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng thúc đẩy phát triển chiều cao tối đa.
*Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nguồn: https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/tien-si-bv-nhi-top-3-nuoc-my-vach-tran-sai-lam-trong-phat-trien-chieu-cao-cua-tre-giai-doan-truoc-10-tuoi-c62a1379488.html
Comments