VITAMIN D trong ngăn ngừa, điều trị COVID – 19?
top of page
banner dimao-09.webp
đặt hàng

VITAMIN D trong ngăn ngừa, điều trị COVID – 19?

Ngoài 5K để chặn lan truyền và Vaccine để ngừa lây nhiễm, cả thế giới cũng đang nỗ lực để tìm ra thuốc đặc hiệu để điều trị COVID-19.

Ba nhóm thuốc đang theo ưu tiên sử dụng hiện nay: (1) Các chất ức chế cạnh tranh enzyme RNA polymerase (RdRp) ; (2) Các kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies); và (3)  Các thuốc, thực phẩm chức năng hỗ trợ.

Trên mạng xã hội, nhiều thông tin rằng, vitamin D rất có giá trị trong điều trị COVID-19. Thậm chí có thông tin rằng, các bác sĩ “cao cấp” của Thủ tướng Anh, cựu Tổng thống Mỹ, thêm vitamin D vào toa thuốc điều trị COVID-19 cho các chính khách này. Vậy thực hư thế nào ?

Tổng quan về VITAMIN D?

Vitamin D là một trong 5 vitamin tan trong dầu A,D,E,F,K cần thiết. Có 5 loại vitamin D được đánh số từ 1đến 5 là D1, D2, D3, D4, và D5. Trong đó D2 (ergocalciferol) có nhiều trong thức ăn, và D3 (cholecalciferol) được da tổng hợp nhờ tia UV trong ánh mặt trời.

Một ít thực phẩm có chứa vitamin D tự nhiên như: cá hồi, cá mòi, lòng đỏ trứng, tôm, thịt… Vì thế, trên thị trường có nhiều thực phẩm được bổ sung, tăng cường vitamin D như sữa (tăng cường), sữa chua (tăng cường), nước cam (tăng cường), ngũ cốc (tăng cường)…

Nhu cầu hằng ngày (recommended daily allowance, RDA)  của vitamin D được khuyến nghị như sau:

+ Trẻ sơ sinh 0-12 tháng: 400 IU (10 mcg).

+ Trẻ em 1–18 tuổi: 600 IU (15 mcg).

+ Người lớn đến 70 tuổi: 600 IU (15 mcg).

+ Người lớn trên 70 tuổi: 800 IU (20 mcg).

+ Phụ nữ có thai hoặc cho con bú: 600 IU (15 mcg).

Đặc biệt, tắm nắng 5–10 phút, 2-3 lần mỗi tuần, cho phép da người sản xuất đủ vitamin D.

Vai trò của vitamin D

Vitamin D từ thức ăn hay do da tổng hợp sẽ được protein vận chuyển (DBP) dưới dạng 25 OH vitamin D đến gan, thận (chính), và một ít ở các mô khác (da, tế bào của hệ thống miễn dịch, biểu mô ruột, tuyến tiền liệt và vú) để biến đổi thành dạng hormone “hoạt động” là 1,25 OH vitamin D1, 25 (OH) 2D, với nhiều chức năng:

1. Phối hợp với tuyến phó giáp (parathyroid) điều hòa chuyển hóa Calci, Phospho; thúc đẩy phát triển xương, răng..

2. Hỗ trợ chức năng hô hấp, tim mạch, thần kinh

3. Điều chỉnh ổn định nồng độ insulin máu, hỗ trợ điều trị đái tháo đường

4. Hỗ trợ hệ thống miễn dịch, chống ung thư

5. Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy, vitamin D có tác dụng với các loại ung thư, bệnh tim mạch, rối loạn miễn dịch, nhưng chưa có chứng cứ trên người.

 Điều gì sẽ xảy ra khi cơ thể thiếu & thừa vitamin D?

* Trẻ em thiếu vitamin D sẽ bị còi xương, méo lép đầu, tay cán vá, chân vòng kiềng…

* Người lớn, thiếu vitamin D sẽ bị mềm nhuyễn xương (osteomalacia); loãng xốp xương dẫn đến gãy vỡ xương.

THỪA VITAMIN D

* Cấp tính gây ngộ độc (vittamin D hypervitaminosis) với các triệu chứng

* Tiêu thụ nhiều vitamin D kéo dài có thể bị vôi hóa xương và làm cứng mạch máu, phổi, tim, sỏi thận niệu quản.

Mối liên quan giữa VITAMIN D và COVID-19

Năm 2020, trong những tháng đầu đại dịch, có tới 1.000 nhân viên của NHS đã nhận được gói tăng cường sức khỏe (trong đó có vitamin C, vitamin D và kẽm) từ Đội Hỗ trợ Miễn dịch Tiền tuyến (Frontline Immune Support Team), và một số bác sĩ đã khuyến cáo không chính thức với các bệnh nhân  là nên sử dụng vitamin D.

Trong một bức thư, Hiệp hội Y bác sĩ Anh gốc Ấn Độ cũng khuyên các thành viên của họ sử dụng vitamin D, mặc dù nó không phải chính sách chính thức của hội: “Chúng tôi tin rằng sự thiếu hụt vitamin D3 chính là một tác nhân rủi ro lớn đối với những người nhiễm virus corona nặng, ngày càng có nhiều bằng chứng về điều đó”, “Những người có sắc tố da sẫm hơn thường nhận được ít tia cực tím hơn ở tầng da dưới, nơi mà D3 được tổng hợp, và bởi vậy họ dễ bị thiếu hụt vitamin D hơn vào thời điểm cuối mùa Đông, so với những người có màu da sáng hơn”.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Israel tiến hành từ 1/2 đến 30/4/2020,  trên 7.807 đối tượng, trong đó 10,1%  dương tính với COVID-19, với kết quả, ở nhóm dương tính tỷ lệ thiếu vitamin D chiếm 90%, so với nhóm âm tính là 85%.[9]

Tháng 2/2020, sau khi TS Richard Quinton, Bệnh viện Hoàng gia Victoria,  Newcastle, Anh lên tiếng: “Quan điểm của chúng tôi là, cách điều trị này rất an toàn trong khi cuộc khủng hoảng này rất lớn, nên chúng ta không có thời gian để tranh luận”, nhiều thấy thuốc đủ chuyên khoa khắp thế giới tranh luận rất nhiều về câu hỏi Đủ vitamin D có giảm tỷ lệ tử vong của người COVID-19 không? Người là có, số khác vô ích, mất thời gian !

Tháng 3/2020, các cố vấn khoa học của chính phủ Anh sau khi kiểm tra các bằng chứng đã kết luận “Chưa đủ xác thực chứng minh hiệu quả của vitamin D trong điều trị COVID-19”.

Nhưng tháng 4/2020, hàng chục bác sĩ cùng chắp bút trên British Medical Journal, rằng “Bổ sung thiếu hụt vitamin D là biện pháp an toàn, đơn giản để cho ra một phương thuốc giảm thiểu COVID-19”. Và các bệnh viện ở Newcastle, nhiều bệnh nhân được phát hiện thiếu hụt vitamin D đã được cho sử dụng liều cao loại vitamin này, thường là gấp 750 lần so với mức được cơ quan Dịch vụ Y tế Anh (NHS) khuyến cáo.

Tháng 4/2020, Cơ quan Y tế công Anh (PHE) cũng đã xem lại các hướng dẫn về vitamin D, do lo ngại về việc người dân ít tiếp xúc ánh sáng mặt trời trong bối cảnh phong tỏa, và khuyên nên sử dụng vitamin mỗi ngày trong suốt năm.

Tháng 5/2020, một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Thực nghiệm và Lâm sàng về Lão hóa, các nhà nghiên cứu Anh đã xem xét dữ liệu từ 20 quốc gia châu Âu khác nhau, so sánh tỷ lệ nhiễm mắc và tỷ lệ tử vong do COVID-19 với nồng độ vitamin D của cộng đồng được nghiên cứu. Kết quả cho thấy, các quốc gia có tỷ lệ tử vong cao, Ý và Tây Ban Nha, có tỷ lệ thiếu hoặc không đủ vitamin D cao hơn so với các quốc gia châu Âu khác. Trong khi, các nước có tỷ lệ thiếu vitamin D thấp hơn, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy, có tỷ lệ nhiễm và tử vong do COVID-19 thấp hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức vitamin D thường “thấp nghiêm trọng” ở người già, đặc biệt là ở Tây Ban Nha và Ý.

Tháng 7/2020, các bác sĩ Anh lại tiếp tục đăng tải bài viết trên tạp chí Clinical Endocrinology để chia sẻ các kết quả bước đầu mà họ đạt được. Trong số 134 bệnh nhân COVID-19 đầu tiên được sử dụng vitamin D, 94 người đã được ra viện, 24 người vẫn được điều trị tích cực và 16 người tử vong. Các bác sĩ không chỉ rõ quan hệ giữa vitamin D và tỷ lệ tử vong, nhưng chỉ có 3 bệnh nhân được sử dụng vitamin D liều cao tử vong và họ đều có sức khỏe yếu vì ở độ tuổi 90. Kể từ đó, rất nhiều người đã ủng hộ kết quả mà các bác sĩ ở Newcastle công bố và bắt đầu tự sử dụng vitamin D.

Kết luận

Khoa học chỉ rõ rằng, ngoài tác dụng chính “cơ xương” qua tác động lên quá trình chuyển hóa calci, phospho và chu chuyển xương, vitamin D còn nhiều tác dụng “ngoài xương” khác như nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính COPD, và một số bệnh lây nhiễm đường hô hấp khác…

Trên lâm sàng, đứa trẻ bị còi xương thường bị viêm phổi kéo dài (rachitic lung, poumon rachitique); nếu bác sĩ nhi thiếu kinh nghiệm không bổ sung vitamin D sẽ không thể chữa lành các ca viêm đường hô hấp này !

Thiếu vitamin D làm giảm chức năng hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp và bổ sung đầy đủ vitamin D, sẽ có tác dụng ngược lại. Thiếu hụt vitamin D liên quan sự gia tăng các cytokine gây viêm và tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp do virus [5]

Thiếu vitamin D thường xảy ra ở những bệnh nhân béo phì và đái tháo  đường, những người có tỷ lệ tử vong cao khi bị COVID-19 [5]

Cho đến nay chưa có nghiên cứu khoa học thật bài bản về cơ chế, phương cách tác dụng của vitamin D trong ngừa trị COVID-19, các khảo sát đã có đều là những “suy diễn”, bằng chứng thường gián tiếp, thưa thớt, rải rác, và ít thuyết phục.

Do đó, trong khi chờ có kết luận, hướng dẫn chính thức chúng ta nên bổ sung đầy đủ vitamin D theo khuyến nghị của ngành liên quan, và tránh dùng thừa gây nhiễm độc.

Theo: TS.BS Trần Bá Thoại – BCH HỘI NỘI TIẾT VIỆT NAM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hồ Xuân Mai (2021), Vitamin D có dùng điều trị COVID-19 cho TT Donald Trump ?, Viettimes.  https://viettimes.vn/vitamin-d-da-duoc-ke-trong-toa-thuoc-dieu-tri-covid-19-cua-tong-thong-post142013.html [2] Ngoc Vân (2021),Ông Trump được điều trị COVID-19 ra sao?, Lao động. https://laodong.vn/the-gioi/ong-trump-duoc-dieu-tri-covid-19-ra-sao-ma-hoi-phuc-than-toc-842232.ldo [3] Huyền Chi (2021), Vitamin D có tác dụng chống COVID-19 hay không?, Viettimes. https://viettimes.vn/vitamin-d-co-tac-dung-chong-covid-19-hay-khong-post141903.html [4] Karani S Vimaleswaran et al (2021), Vitamin D and covid-19, BMJ ; 372 doi: https://doi.org/10.1136/bmj.n544 [5] E Kenneth Weir et al (2020), Does vitamin D deficiency increase the severity of COVID-19?, Clinical medicine : journal of the Royal College of Physicians of London.e107–e108. doi: 10.7861/clinmed.2020-0301

[6] Robby Berman (2021), Study confirms high doses of vitamin D have no effect on COVID-19, Medical new today, https://www.medicalnewstoday.com/articles/study-confirms-high-doses-of-vitamin-d-have-no-effect-on-covid-19 [7] James Dean (2021), Study: Vitamin D won’t limit risk, severity of COVID-19, Cornell chronicle. https://news.cornell.edu/stories/2021/05/study-vitamin-d-wont-limit-risk-severity-covid-19 [8] Aislinn Antrim, Associate (2021), Study: Vitamin D Supplementation Could Protect From Severe COVID-19, Pharmacy times. https://www.pharmacytimes.com/view/study-vitamin-d-supplementation-could-protect-from-severe-covid-19 [9] Tung Hiếu, (2020), Vitamin D có thể giảm nguy cơ tử vong do Covid-19, Báo Hà Nam. https://www.baohanam.com.vn/suc-khoe/tu-van/vitamin-d-co-the-giam-nguy-co-tu-vong-do-covid-19-37627.html [10] Daniel Bikle, M.D., PhD, (2017), Vitamin D: Production, Metabolism, and Mechanisms of Action, Endotext https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK278935/

5 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Cảm ơn bạn đã đặt hàng

ĐĂNG KÝ MUA HÀNG

HOTLINE
1900 58 88 36

MIỄN PHÍ
VẬN CHUYỂN

MUA CÀNG NHIỀU

QUÀ TẶNG CÀNG LỚN

Dimao pro

352.000 VNĐ/ HỘP

bottom of page