Bổ sung vitamin D3 đúng cách khi con đổ mồ hôi trộm

Bổ sung vitamin D3 đúng cách khi con đổ mồ hôi trộm

Thiếu vitamin D3 là một trong những nguyên nhân chính gây ra mồ hôi trộm ở trẻ, vì thế, bố mẹ cần lưu ý bổ sung vitamin D3 đúng cách và hợp lý để cải thiện tình trạng này cho con.

Đa phần các trường hợp đổ mồ hôi trộm ở trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi là do thiếu vitamin D3 bởi đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất. Thiếu vitamin D3 là nguyên nhân chính gây ra chứng mồ hôi trộm bệnh lý, trẻ thường bị đổ mồ hôi nhiều ở vùng trán, sau gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, đặc biệt là trong lúc ngủ.

Thiếu vitamin D3 không chỉ làm trẻ bị đổ mồ hôi trộm mà còn khiến con ngủ không ngon giấc, khó chịu, hay giật mình quấy khóc về đêm. Trong khi, khoa học đã chứng minh rằng, giấc ngủ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của trẻ. Bé được tái tạo năng lượng, hoóc-môn tăng trưởng GH được tiết ra nhiều trong giấc ngủ sâu giúp bé phát triển thể chất, chiều cao.

Nếu không điều trị kịp thời, thiếu vitamin D3 còn khiến trẻ bị còi xương (thóp liền chậm, chậm vận động, chậm mọc răng, ngực nhô mình gà, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng, chữ bát…), ảnh hưởng chiều cao…

Bởi vậy, bố mẹ cần lưu ý bổ sung vitamin D3 để phòng ngừa cũng như điều trị các trường hợp thiếu vitamin D3, trong đó có triệu chứng đổ mồ hôi trộm về đêm. Vậy bổ sung như thế nào là đúng cách?

Tắm nắng đúng cách

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào nhưng không phải ai cũng biết cách tắm nắng đúng.

Theo bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan, nguyên Trưởng khoa Xương khớp BV Nhân dân 115 (TP HCM), thời điểm cơ thể hấp thu vitamin D hiệu quả nhất là lúc mặt trời đứng bóng, đó là thời điểm giữa trưa. Tuy nhiên, do ánh nắng ở khung giờ này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da nên các nhà khoa học khuyến cáo nên phơi nắng vào 9-10h sáng và 15-16h chiều.

Thời gian tắm nắng tăng dần, ban đầu chỉ nên cho trẻ làm quen khoảng 5 phút. Nếu phơi nắng không thuộc thời gian khuyến cáo thì bố mẹ nên chọn thời điểm bóng đổ ngắn hơn chiều dài cơ thể và phơi khoảng 15 phút.

Trong ánh nắng mặt trời có 3 loại tia cực tím, đó là UVA, UVB và UVC. Tia UVC bị tầng ozone cản lại hoàn toàn không chiếu xuống trái đất. Tia UVB có tác dụng tạo ra vitamin D nhưng chỉ thâm nhập vào khí quyển khi mặt trời trên một góc 50 độ so với đường chân trời (khoảng sau 9 giờ sáng và trước 4 giờ chiều). Khi mặt trời thấp hơn 50 độ, tầng ozone cản trở gần như hoàn toàn UVB. Bên cạnh đó, sự ô nhiễm không khí, mây nhiều, mùa đông cũng làm giảm lượng UVB chiếu xuống trái đất.

Ngược lại, tia UVA lại phá hủy vitamin D, chiếm tới 97 – 99% tia UV chiếu xuống trái đất và là thủ phạm chính gây sẫm màu cho da, lão hóa da, ung thư da. UVA có bước sóng dài hơn UVB nên dễ dàng xuyên qua tầng ozone, qua mây, qua quần áo hay cửa kính.

Vì thế, ngoài việc tắm nắng đúng khung giờ để vừa nhận được vitamin D vừa không hại cho da, bố mẹ cũng lưu ý khi tắm nắng cho trẻ nên đội mũ rộng vành, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt. Khi cho con phơi nắng cần quan sát màu da, nếu thấy da con ửng hồng là đã tắm nắng đủ.

Bổ sung vitamin D đúng cách qua thực phẩm

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, hầu hết mọi người đều không dành đủ thời gian phơi nắng hoặc che chắn quá kỹ khi ra ngoài, cộng với đó là chế độ ăn chưa phù hợp khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin D. Cơ thể đang hấp thu lượng vitamin D thấp hơn 10 lần nhu cầu, làm tăng các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người già.

Vitamin D không có nhiều trong thực phẩm tự nhiên nhưng vẫn có một số thực phẩm có thể bù đắp thiếu hụt của vitamin D đối với trẻ. Đáng kể đến đầu tiên là các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá chình. Nhóm cá này ngoài hàm lượng protein, omega-3 còn khá giàu vitamin D.

Bên cạnh cá, nấm cũng là thực phẩm chứa nhiều vitamin D. Nấm hoạt động giống như da của con người, có thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành vitamin D. Đặc biệt, vitamin D trong nấm ít bị biến đổi khi chế biến. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại nấm đều cung cấp vitamin D giống nhau, hầu hết nấm chỉ sản xuất ra vitamin D2, một số loại được tiếp xúc với tia UVB – tia tạo ra vitamin D trong ánh nắng mặt trời mới có thể sản xuất ra vitamin D3 giúp cơ thể hấp thu dễ dàng hơn.

Trứng là món ăn nhiều trẻ yêu thích và cũng là thực phẩm giàu vitamin D. Một số bố mẹ lo sợ trong trứng nhiều cholesterol gây hại cho cơ thể nhưng khoa học đã chứng minh, hàm lượng cholesterol trong trứng ít hơn so với các thực phẩm có chất béo bão hòa. Lòng đỏ trứng là nơi hội tụ nhiều vitamin D nhất, bố mẹ lưu ý cho con ăn cả lòng đỏ để nhận được nhiều vi chất này nhất nhé. Song theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, không nên ăn quá nhiều trứng trong ngày.

Ngoài ra, sữa và các chế phẩm của sữa cũng chứa hàm lượng vitamin D nhất định, bố mẹ có thể cân đối để bổ sung cho con.

Lưu ý, vitamin D là chất tan trong dầu, vì thế trong mỗi bữa ăn bố mẹ nên cho thêm dầu, mỡ để vitamin D được hấp thu tốt hơn vào cơ thể.  

Lựa chọn vitamin D dạng bổ sung phù hợp

Trong điều kiện trẻ không thể tắm nắng do thời tiết, không thể ra ngoài hoặc bố mẹ lo lắng tia UV có thể làm hại da của con, bổ sung qua các sản phẩm vitamin D là lựa chọn phù hợp và tiện lợi. Tuy nhiên, trên thị trường hiện có khá nhiều loại vitamin D3, trong đó vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn rất khó kiểm soát. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ, lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng, không nên chọn hàng xách tay trôi nổi không rõ nguồn gốc.

Vitamin D3 hiện có 2 dạng: dạng nhỏ giọt và dạng xịt. Dạng nhỏ giọt khá phổ biến, có nhiều sản phẩm để lựa chọn. Dẫu vậy, một số mẹ than phiền dạng này khó sử dụng do phải đong đếm mất công, dễ bị quá tay quá liều. Một số loại có chứa cồn (ethanol) khiến bé khó chịu khi uống, gây buồn nôn, trớ.

Dạng xịt khắc phục được khá nhiều ưu điểm của dạng nhỏ giọt như không phải đong đếm, tiện dụng, hấp thu nhanh nhờ được xịt trực tiếp vào miệng – nơi có chứa nhiều mao mạch, vitamin D3 ít bị biến đổi hơn khi pha vào sữa hay nước để trẻ uống vào dạ dày. Nhưng dạng này chưa có nhiều sản phẩm chính hãng. Hiện mới chỉ có Dimao Vitamin D3 là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu.  

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh *Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Cách phân biệt trẻ bị mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý

Cách phân biệt trẻ bị mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý

Để cải thiện tình trạng trẻ bị đổ mồ hôi trộm, các bậc phụ huynh cần phân biệt được đâu là mồ hôi trộm bệnh lý, đâu là mô hôi trộm sinh lý để có hướng giải quyết tốt nhất cho con.

Đổ mồ hôi trộm là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, dùng để chỉ các trường hợp trẻ bị đổ mồ hôi nhiều ở vùng trán, gáy, lưng, nách, bẹn, bàn tay, bàn chân… Việc đổ mồ hôi có thể không liên quan đến thời tiết, dù trời lạnh hoặc bé mặc đồ thoáng mát nhưng vẫn bị ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là trong lúc ngủ.

Theo lý giải của các chuyên gia y tế, trẻ thường đổ mồ hôi nhiều hơn người lớn bởi hệ thần kinh đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện, việc bài tiết mồ hôi nhiều hay ít tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh. Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân sinh lý, một số trẻ bị đổ mồ hôi do đang mắc một chứng bệnh nào đó. Điều quan trọng là bố mẹ phân biệt được con đang mắc chứng mồ hôi gì để có biện pháp can thiệp phù hợp.

Mồ hôi trộm sinh lý

Là hiện tượng mồ hôi xảy ra do sự trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh hơn ở người lớn. Nếu trẻ bị kích thích và hưng phấn bởi một lý do nào đó, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh để giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Trẻ dễ đổ mồ hôi nếu nhiệt độ xung quanh tăng lên.

Để nhận biết mồ hôi trộm sinh lý, phụ huynh có thể để ý những dấu hiệu như: Trẻ bị ra nhiều mồ hôi ở vùng đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa.

Mồ hôi trộm sinh lý thường không quá đáng ngại đối với trẻ nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Khi phát hiện con đổ mồ hôi có thể dùng khăn mềm lau cho con.

Mồ hôi trộm bệnh lý

Mồ hôi trộm bệnh lý là triệu chứng thường xuất hiện ở trẻ mắc bệnh còi xương do thiếu vitamin D, trẻ bị lao sơ nhiễm. Mồ hôi trộm tiết ra nhiều ở vùng đầu, trán, gáy khi trẻ bú mẹ hoặc sau khi đi ngủ, ngay cả khi trời lạnh và sau hơn 1 tiếng đi ngủ vẫn bị đổ mồ hôi.

Kèm theo đó là các biểu hiện như bứt rứt, khó chịu, ngủ không ngon giấc, hay giật mình quấy khóc, tóc rụng hình vành khăn… do thần kinh bị kích thích. Các biểu hiện khác của còi xương thường gặp ở trẻ là: thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng… còn biểu hiện của lao sơ nhiễm là ho kéo dài, ăn uống kém, X-quang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm…

Bên cạnh đó, một số trẻ bị mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật, hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm mất cân bằng khó điều tiết được việc tiết mồ hôi. Các bé bị chứng này thường biếng ăn, hay buồn nôn khó chịu, rối loạn giấc ngủ.

Tạm kết

Mồ hôi trộm ra nhiều và liên tục có thể khiến cơ thể trẻ mất đi lượng nước và muối đáng kể. Điều này có thể khiến cơ thể trẻ yếu hơn, người mệt mỏi, dễ ốm, suy nhược. Mặt khác, nếu bố mẹ không biết hoặc không chú ý lau mồ hôi cho con trong lúc ngủ rất dễ dẫn tới tình trạng trẻ bị nhiễm lạnh bởi mồ hôi, kéo theo đó là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…

Do đó, khi con bị đổ mồ hôi trộm, mẹ nên dùng khăn mềm lau người cho con, tránh để mồ hôi thấm ngược vào bên trong. Với trường hợp trẻ bị mồ hôi trộm bệnh lý nhưng vẫn ăn uống bình thường, ngủ ngon, hoạt bát nhanh nhẹn thì mẹ không cần quá lo  lắng. Với trường hợp đổ mồ hôi trộm bệnh lý kèm các triệu chứng như đã kể trên, mẹ cần khắc phục kịp thời bằng cách bổ sung vitamin D3 cho con, lưu ý chế độ ăn giàu tính mát, bổ sung nhiều nước cho con hơn để bù lại lượng nướt đã thất thoát qua mồ hôi.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh *Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Cách chăm sóc khi trẻ bị ra mồ hôi trộm

Cách chăm sóc khi trẻ bị ra mồ hôi trộm

Cách chăm sóc trẻ ra mồ hôi trộm không quá khó để thực hiện. Mẹ nhớ theo dõi biểu hiện cơ thể của con để có cách xử lý phù hợp.

Thông thường, khi thời tiết nóng bức hay vận động nhiều, cơ thể tiết ra mồ hôi như là một cách để làm mát cơ thể. Tuy nhiên, với một số trẻ, dù ở trong trạng thái tĩnh (không hề vận động gì) nhưng vẫn đổ mồ hôi nhiều ở vùng đầu, trán, gáy, lưng… đặc biệt là ban đêm. Triệu chứng này được gọi là đổ mồ hôi trộm về đêm.

Đổ mồ hôi trộm có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc do thiếu vitamin D3. Việc trẻ bị đổ mồ hôi trong lúc ngủ ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc khi trẻ bị ra mồ hôi trộm:

Bổ sung thêm nước cho trẻ

Mồ hôi ra nhiều và kéo dài khiến trẻ mất nước, vì thế, bố mẹ cần lưu ý bổ sung thêm nước cho con để bù lượng nước đã bị thoát ra ngoài theo đường mồ hôi. Tuy nhiên, phụ huynh không nên chiều theo sở thích của con là uống nước ngọt hay các nước công nghiệp đóng chai có sẵn mà nên cho con uống nước lọc, nước dừa, nước ép hoa quả, nước canh.

Một số nước ngọt có ga chứa rất nhiều đường, cản trở hấp thu canxi trong cơ thể, lại gây cảm giác no bụng cho trẻ… Bổ sung thức ăn dạng lỏng, sữa để cung cấp thêm năng lượng cho con.

Với các bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ có thể tăng lượng sữa (nếu bé bú bình) hoặc cho con bú liền hơn (nếu trẻ bú mẹ).

Không tắm khi bé đang hoặc vừa đổ mồ hôi

Với các bé đang ra mồ hôi trộm, tắm là việc đặc biệt cấm kị mà bố mẹ cần nhớ. Lý do là bởi nếu tắm lúc này sẽ rất dễ khiến bé bị cảm lạnh, có thể gây viêm phổi, viêm phế quản.

Bởi vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi bé bị đổ mồ hôi trộm, việc bố mẹ nên làm ngay là dùng khăn xô mềm lau mồ hôi cho con.

Hạn chế vận động khi con đổ mồ hôi trộm

Với các bé hay đổ nhiều mồ hôi trộm lúc ngủ, bố mẹ lưu ý không để bé chạy nhảy, vận động nhiều vào buổi tối, đặc biệt là sát giờ đi ngủ. Điều này có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể khiến trẻ toát mồ hôi nhiều hơn.

Một số món ăn hạn chế ra mồ hôi trộm

Với trẻ ra mồ hôi trộm, chế độ ăn nên tăng cường các loại rau quả có tính mát như cải ngọt, cải đắng, bí đỏ, bí xanh, thanh long, cam quýt, hạn chế các thức ăn như thịt bò, tôm, cua, cá biển… các loại quả như mít, sầu riêng, xoài… vì các thực phẩm này chứa nhiều năng lượng dễ sinh nhiệt khi chuyển hóa làm cơ thể trẻ phải tiết ra nhiều mồ hôi, dễ gây ngứa và mụn ngoài da.

Trong đông y có một số bài thuốc là các món ăn có tác dụng giảm mồ hôi trộm ở trẻ như: nước đậu đen – long nhãn – táo tàu, nước mộc nhĩ – táo tàu, cháo gốc hẹ – thịt nạc, cháo sò hến, cháo đậu, cháo trai, cháo lá dâu, cháo cá quả, cháo gốc hẹ, chào sò hến, canh lá dâu, nước mộc nhĩ… Đây là các món ăn giúp trẻ giải nhiệt, bớt nóng trong làm giảm mồ hôi trộm.

Tạo không gian ngủ tốt nhất cho con

Trẻ dễ bị đổ mồ hôi khi ngủ trong phòng quá kín, không thoáng khí. Mẹ nhớ tạo không gian ngủ êm ái, dễ chịu, thoáng mát cho con để con không bị bí. Lúc ngủ không nên quấn bé quá chặt hoặc mặc quá nhiều quần áo mà chỉ mặc đủ ấm phù hợp với thời tiết. Lựa chọn quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.

Trước khi ngủ mẹ có thể massage nhẹ nhàng cho con, cho con nghe nhạc thư giãn để giúp bé ngủ ngon hơn.

Bổ sung vitamin D cải thiện tình trạng mồ hôi trộm

Thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm về đêm ở trẻ. Nếu trẻ bị ra mồ hôi trộm đi kèm với các triệu chứng như hay quấy khóc về đêm, ngủ không ngon giấc, hay trằn trọc, giật mình khóc thét… nhiều khả năng con đang bị thiếu vitamin D. Bởi vậy, để cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm về đêm (xảy ra thường xuyên, không phụ thuộc vào thời tiết, không khí trong phòng ngủ…), bố mẹ nên bổ sung vitamin D đúng cách cho con.

Việc bổ sung vitamin D3 có thể thực hiện bằng cách tắm nắng vào mỗi buổi sáng trước 9h vào mùa hè, trước 10h vào mùa đông. Thời gian tắm nắng tăng dần, lần đầu chỉ cần cho trẻ làm quen trong 5 phút, sau đó tăng dần lên 10 đến 15 phút.

Lưu ý khi tắm nắng, bố mẹ không nên bôi kem chống nắng cho con, nên để nhiều da của con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng tốt, không để ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt.

Bên cạnh đó, bố mẹ có thể cung cấp một số thực phẩm có hàm lượng vitamin D3 tự nhiên để thêm vào khẩu phần ăn của trẻ như lòng đỏ trứng, đậu phụ, tôm, cá trích, cá hồi, gan bò… Tuy nhiên, lượng vitamin D3 trong các thực phẩm không nhiều, có thể bị hao hụt trong quá trình chế biến. Để khắc phục, phụ huynh có thể dùng sản phẩm bổ sung vitamin D3.

Song do thị trường hiện có khá nhiều loại vitamin D3, bố mẹ cần lưu ý chọn sản phẩm chính hãng, hiệu quả, chuẩn liều.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh *Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Bác sĩ giải thích nguyên nhân vì sao trời lạnh trẻ vẫn đổ mồ hôi

Bác sĩ giải thích nguyên nhân vì sao trời lạnh trẻ vẫn đổ mồ hôi

Theo bác sĩ Đinh Thị Kim Liên (Bệnh viện Bạch Mai), thiếu vitamin D3 có thể khiến bé bị đổ mồ hôi trộm về đêm, ngay cả khi trời lạnh.

Chị Việt Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, dù đang là mùa đông nhưng con gái 6 tháng tuổi vẫn đổ mồ hôi đầm đìa ở trán, gáy. Ban đầu, chị nghĩ đó là biểu hiện bình thường vì khi bé bú phải gắng sức. Tuy nhiên, nhiều hôm thời tiết Hà Nội 12-15 độ C nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra.

“Có đêm thấy bé quấy khóc, tôi tỉnh dậy kiểm tra, giật mình thấy con ướt trán, gáy và phần lưng. Lúc đó, tôi nghĩ chắc do mặc nhiều đồ. Khi cởi bớt áo bé vẫn bị ra mồ hôi, thường xuyên nhăn mặt khó chịu”, chị Hà chia sẻ. Lo lắng cho sức khỏe của con, vợ chồng chị Hà đưa con đi khám. Sau khi kiểm tra, bác sĩ cho biết, con gái chị bị thiếu vitamin D3.

Phân biệt đổ mồ hôi trộm sinh lý và trộm bệnh lý

Bác sĩ Đinh Thị Kim Liên cho biết thông thường mồ hôi trộm có 2 dạng: mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý. Trong đó, với mồ hôi trộm sinh lý, trẻ thường bị toát mồ hôi nhiều ở đầu và cổ, xảy ra vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút, khoảng một tiếng sau thì biến mất. Điều này không đáng ngại, bố mẹ cần để ý để lau cho con. không nên đắp quá nhiều chăn, để phòng ngủ thông thoáng, bổ sung lượng nước đầy đủ, cho trẻ ăn nhiều rau quả có tính mát.

Ngược lại, nếu trẻ bị đổ mồ hôi sau hơn một tiếng đi ngủ, kèm theo đó là các triệu chứng như dễ trở mình quấy khóc, tóc rụng sau gáy thì khả năng cao bé bị mồ hôi trộm bệnh lý. Thiếu vitamin D3 là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này nên phụ huynh cần bổ sung ngay cho trẻ.

Theo bác sĩ Liên, trẻ bị thiếu vitamin D3 thường có thể có biểu hiện đổ mồ hôi trộm nhiều ở vùng trán, gáy lúc ngủ ngay cả thời tiết lạnh. Đó cũng là lý do bé hay bị rụng tóc ở phần sau gáy. Để biết chính xác, cha mẹ nên đưa bé đi xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế.

Việc đổ mồ hôi trộm có thể khiến bé bị cảm lạnh, mắc bệnh về đường hô hấp như viêm họng, phổi, viêm phế quản… Vì vậy, bố mẹ không nên chủ quan. Bác sĩ Liên lý giải, vì mồ hôi nhiều, cơ thể trẻ sẽ mất đi một lượng nước và muối khiến lỗ chân lông mở rộng, người mệt mỏi hơn. Hiện tượng này kéo dài sẽ làm cơ thể trẻ suy kiện.

Cách bổ sung vitamin D3 đúng cách

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ từng đưa ra khuyến nghị, trẻ cần bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày ngay sau khi chào đời dể tránh bị còi xương.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng khuyến cáo, trẻ từ khi sinh đến 18 tháng tuổi có bú mẹ hoặc không bú mẹ nếu uống ít hơn 1.000 ml sữa nên uống bổ sung vitamin D 400 đơn vị mỗi ngày liên tục. Trẻ 18-60 tháng tuổi chỉ sử dụng liều trên trong mùa sương mù, ít ánh nắng.

Vitamin D là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu canxi và phosphat ở đường ruột. Ở người, các hợp chất quan trọng nhất trong nhóm này là vitamin D₃ và vitamin D₂.

Theo bác sĩ Liên, bố mẹ có thể bổ sung vitamin D3 cho bé bằng cách cho trẻ tắm nắng trong khoảng từ 8-9h hoặc 16-17h. Thời gian tắm nắng tăng dần từ 5 đến 20 phút. Phụ huynh lưu ý không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt trẻ.

Bố mẹ bổ sung vitamin D3 cho bé bằng cách tắm nắng vào sáng sớm, chiều tối với thời gian từ 5 đến 20 phút, không để ánh nắng chiếu thẳng vào mắt trẻ.

Bên cạnh đó, phụ huynh có thể cung cấp một số thực phẩm có hàm lượng vitamin D3 tự nhiên để thêm vào khẩu phần ăn của trẻ như lòng đỏ trứng, đậu phụ, tôm, cá trích, cá hồi, gan bò… Tuy nhiên, lượng vitamin D3 trong các thực phẩm không nhiều, có thể bị hao hụt trong quá trình chế biến. Để khắc phục, cha mẹ có thể dùng sản phẩm bổ sung vitamin.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại vitamin D3 nhưng lựa chọn sản phẩm tốt và an toàn cho con là nỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh bởi tình trạng hàng giả, kém chất lượng nhiều. Khi mua, cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguồn gốc, kiểm tra kỹ mác trên bao bì, tem nhãn, hạn sử dụng, dấu niêm phong…

Theo Ngọc Thi, Ngôi sao.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Dimao Vitamin D3 400 IU là vitamin D3 dạng xịt được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu. Sản phẩm dạng xịt tiện dụng, hấp thu nhanh nhờ được xịt trực tiếp vào khoang miệng, mỗi lần xịt tương ứng 400 IU vitamin D3 chuẩn liều theo khuyến cáo. Sản phẩm mùi hương dâu kết hợp vị xylitol dịu ngọt.
Dimao Vitamin D3 400 IU góp phần giúp cơ thể hấp thu tốt canxi, duy trì sự chắc khỏe của xương và răng, phòng ngừa, hỗ trợ trường hợp thiếu vitamin D, hỗ trợ phát triển chiều cao cho trẻ. Để biết thêm thông tin truy cập Website: Hotline: 1900 58 8836. Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối bởi Công ty Cổ phẩm Dược phẩm Quốc tế CTT Pharma.
XNQC số 01509/2018/ATTP -XNQC, Bộ Y tế cấp ngày 13/12/2018. Thực phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Trẻ bị mồ hôi trộm nhiều về đêm làm thế nào để khắc phục?

Bé nhà em 10 tháng nặng 8kg, cháu bị đổ mồ hôi trộm nhiều về đêm, nhất là ở vùng sau gáy. Cho em hỏi làm thế nào để khắc phục tình trạng này? (Minh Trang, TT Việt Yên, Bắc Giang).

Trả lời:
Chào bạn, hiện tượng đổ mồ hôi trộm về đêm cần được phân tách là mồ hôi trộm sinh lý hay mồ hôi trộm bệnh lý.
Mồ hôi trộm sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. Trẻ bị đổ mồ hôi trộm sinh lý vì sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể.
Mồ hôi trộm bệnh lý thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều dù trời lạnh. Kèm theo đó là các biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém…).
Trẻ bị thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh cũng thường mắc chứng ra mồ hôi trộm. Đặc biệt, với trẻ dưới 1 tuổi đa phần thiếu vitamin D, đặc biệt vào mùa đông do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất. Trẻ thường hay bị mồ hôi nhiều ở trán, vùng gáy đặc biệt là lúc trẻ ngủ nên trẻ hay rụng tóc ở phần sau gáy.
Trẻ cũng dễ bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm nếu mẹ đắp quá nhiều chăn hoặc phòng ngủ bí quá khiến trẻ toát mồ hôi.
Sau khi xác định các nguyên nhân, nếu bé nhà bạn bị mồ hôi trộm sinh lý thì không cần quá lo lắng vì mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ.
Nếu do đắp nhiều chăn hoặc không gian phòng ngủ bí bách, mẹ nên thiết kế lại chỗ ngủ để bé cảm thấy thoải mái ngủ và có giấc ngủ ngon nhất.
Nếu do thiếu vitamin D, mẹ cần lập tức bổ sung cho con để sớm cải thiện tình trạng này. Vitamin D3 Dimao dạng xịt được nhiều bà mẹ tin dùng vì tiện sử dụng, chuẩn liều lại có vị dịu ngọt trẻ thích thú. Bạn có thể tìm hiểu và cân nhắc bổ sung cho con nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Bé 6 tháng mồ hôi trộm ướt đệm, phải làm sao?

Chào bác sĩ, con trai tôi gần 6 tháng tuổi. Đêm cháu ngủ thường không ngon giấc, trở dậy 4,5 lần. Cháu cũng rất hay ra mồ hôi ở đầu khi ngủ, buổi tối trước khi đi ngủ tôi phải dùng đến 4-5 khăn màn để lau mồ hôi mà khăn lúc nào cũng ẩm. Có lúc tôi ngủ quên không lau được mồ hôi, lúc tỉnh dậy thì thấy đệm chỗ đầu cháu nằm rất ướt. Cháu ăn uống tốt, mỗi ngày ăn 3 bữa cháo xay, ngoài ra còn ăn thêm sữa chua, váng sữa, trái cây vào bữa phụ, tối vẫn bú sữa công thức trước khi đi ngủ và đêm dậy bú mẹ.
Trước đây cháu đã từng được bổ sung 1 đợt vitamin D lúc cháu được 1 tháng tuổi. Giờ lại đang là mùa đông, tôi không cho con tắm nắng được, tôi có nên cho con bổ sung vitamin D tiếp không? Từ lúc uống vitamin D lần trước đến giờ mới 5 tháng thì đã uống được chưa hay phải đợi đủ 6 tháng? (Vũ Bích Ngọc, Đan Phượng, HN).

Trả lời:

Theo như chị mô tả, nhiều khả năng con chị bị thiếu vitamin D. Một trong những biểu hiện thường thấy của thiếu vitamin D là đổ mồ hôi trộm về đêm, đặc biệt ở vùng trán, gáy và lưng.

Việc mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể trẻ sẽ mất đi một lượng nước và muối khiến cơ thể yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng.

Nếu bố mẹ không phát hiện lau kịp thời rất có thể dẫn đến cảm lạnh, viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản… Nếu hiện tượng này kéo dài và liên tục sẽ làm cơ thể trẻ dễ bị suy kiệt.

Nếu trẻ được chăm sóc chu đáo thì dùng vitamin D liều hằng ngày là an toàn nhất, không nhất thiết phải đợi đủ 6 tháng mới bổ sung, nhất là khi thời tiết mùa đông việc tắm nắng khó khăn hơn.

Vitamin D không có nhiều trong thực phẩm nên nếu mẹ không cho con phơi nắng được thì có thể bổ sung thêm vitamin D3 dạng bào chế. Hiện thị trường có khá nhiều loại vitamin D3, trong đó đáng chú ý là vitamin D3 Dimao với dạng xịt dễ sử dụng, không phải đong đếm, chuẩn liều 400 IU trong mỗi nhát xịt. Đặc biệt vị xylitol chiết xuất hoa quả tự nhiên trẻ rất thích nên được rất nhiều mẹ Việt ưa chuộng. Bạn có thể tham khảo thêm nhé!

Chúc bé khỏe để mẹ yên tâm!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.

Hotline 1900.588836